Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014
Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa
Trong những ngày qua, hàng vạn người dân từ khắp mọi miền đã đổ về Hà Nội để được vào viếng anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số nhà 30 Hoàng Diệu.
Cả phố chung tiền mua trọn vườn đào chơi Tết
Đặt sớm giá rẻ
Mặc dù tháng rưỡi mới đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ nhưng nhiều người dân thành thị đã rục rịch đặt hàng chuẩn bị cho gia đình ăn Tết.
Vừa gọi điện nhắc lại chủ hàng về số lượng giò chả đã đặt phải qua ngày Tết ông Công ông Táo mới lấy, chị Lê Ngọc Minh ở Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) nói rằng số giò chả đó chị đặt cách đây hơn một tháng để chuẩn bị cho gia đình nội ngoại ăn Tết.
Chị Minh kể, mặt hàng này đến sát Tết giá thường tăng mạnh. Một cân giò có thể tăng giá từ 30.000-40.000 đồng so với ngày thường. “Tôi đặt hàng trước, tiền cũng thanh toán cho chủ hàng luôn còn hàng đến sát Tết mới lấy”, chị Minh nói.
Những mặt hàng dùng trong dịp Tết Nguyên đán được người dân đặt mua từ rất sớm để có giá rẻ |
Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014
Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014
Trị nám tận gốc không bị lại
Trị nám tận gốc không bị lại
Trung tâm săn sóc da đặc biệt tili đã tiến hành điều trị nám thành công từ năm 1997. Với một liệu trình điều trị nám khoa học và phù hợp tại tili nám bị phân hủy hoàn toàn
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua câu chuyện người trợ l
"Nhiều người vẫn nhớ chuyện vị Thủ tướng vào trại giam thăm cựu Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải. Ông Kiệt từng nói với tôi: "Tội của anh Hải pháp luật xử lý, nhưng anh ấy vẫn là người có công xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam", trợ lý Vũ Quốc Tuấn của ông Kiệt kể.
Ông Vũ Quốc Tuấn. Ảnh: Việt Anh
Trong ngôi nhà bài trí theo phong cách cổ điển nằm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), câu chuyện giữa VnExpress và ông Vũ Quốc Tuấn nhiều lần bị gián đoạn bởi những cú điện thoại báo tin, chia sẻ về sự ra đi đột ngột của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Với giọng nghèn nghẹn, ông Tuấn kể lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong khoảng thời gian 10 năm làm trợ lý cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
"Những năm 80, sản lượng lúa của khu vực đồng bằng Đồng Tháp Mười rất thấp vì nhiễm mặn, nước phèn, có nơi sản lượng chưa đạt 1 tấn trên 1 ha. Ông Kiệt khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước đã quyết định cải tạo vùng đồng bằng này, thau chua rửa mặn, làm thủy lợi, biến lúa một vụ thành hai vụ năng suất cao.
Thời điểm đó, cũng có quan điểm cho rằng tại sao không tập trung cải tạo đồng bằng sông Hồng vốn phì nhiêu. Để thực hiện quyết sách của mình ông Kiệt đã có những tháng ngày thực tế và quy tụ nhiều nhà khoa học hoạt động lâu năm ở miền Nam, ví dụ như Giáo sư Võ Tòng Xuân. Tôi từng xắn quần cùng ông Kiệt lội xuống các cánh đồng ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long...
Ông thường ra tận ruộng hỏi bà con đang dùng giống lúa gì, làm thủy lợi ra sao. Tôi nhớ, có lần xuống một đìa tôm, ông đã lội xuống đầm, cùng bà con vớt từng con tôm. Bữa ấy, ông đã ở lại đìa tôm, nhậu tôm luộc, bàn về cách nuôi tôm như một lão nông.
Ông Võ Văn Kiệt, người được đánh giá là "kiến trúc sư của công cuộc đổi mới". Ảnh: PLTPHCM.
Quyết sách táo bạo nữa của ông Kiệt là việc xây dựng đường dây 500KV Bắc Nam. Đây là chủ trương có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí khi đưa ra Quốc hội có một vị tiến sĩ phản đối rằng, trên thế giới chẳng nước nào làm đường dây điện kéo dài hơn 1.000 km. Có người còn cho rằng, ông Kiệt là người miền Nam nên "thiên vị" đưa điện từ Bắc và Nam.
Nhưng ông kiên quyết bảo vệ quan điểm. Điều đó thể hiện sự quyết đoán dựa trên cơ sở tập hợp được trí tuệ của nhiều người, không phải là duy ý chí. Ông hỏi ý kiến chuyên gia và thấy rằng nếu làm lần lượt từng chặng thì không biết bao giờ mới xong. Thế là, dự án đồng loạt khởi công tại nhiều chặng, sau đó ráp nối với nhau. Ông ví cách làm đó là kiểu du kích, "đồng khởi", lấy kinh nghiệm từ trong chiến tranh.
Tôi từng cùng ông Kiệt đi kiểm tra các chặng đường dây, một số chặng phải leo lên những đỉnh núi cao vút. Ông bảo, phải xem anh em thi công làm sao, ăn uống thế nào... Kế hoạch xây dựng 4 năm nhưng dự án hoàn thành chỉ trong 2 năm. Công trình đường dây 500KV Bắc Nam gắn liền với tên tuổi của ông, chứng tỏ tầm chiến lược, dài hạn của một nhà lãnh đạo.
Ông Võ Văn Kiệt (áo sậm, ngoài cùng bên phải) trong chuyến kiểm tra đường dây 500KV tại miền Trung, năm 1992. Ảnh tư liệu
Ông Vũ Quốc Tuấn. Ảnh: Việt Anh
|
Trong ngôi nhà bài trí theo phong cách cổ điển nằm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), câu chuyện giữa VnExpress và ông Vũ Quốc Tuấn nhiều lần bị gián đoạn bởi những cú điện thoại báo tin, chia sẻ về sự ra đi đột ngột của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Với giọng nghèn nghẹn, ông Tuấn kể lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong khoảng thời gian 10 năm làm trợ lý cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
"Những năm 80, sản lượng lúa của khu vực đồng bằng Đồng Tháp Mười rất thấp vì nhiễm mặn, nước phèn, có nơi sản lượng chưa đạt 1 tấn trên 1 ha. Ông Kiệt khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước đã quyết định cải tạo vùng đồng bằng này, thau chua rửa mặn, làm thủy lợi, biến lúa một vụ thành hai vụ năng suất cao.
Thời điểm đó, cũng có quan điểm cho rằng tại sao không tập trung cải tạo đồng bằng sông Hồng vốn phì nhiêu. Để thực hiện quyết sách của mình ông Kiệt đã có những tháng ngày thực tế và quy tụ nhiều nhà khoa học hoạt động lâu năm ở miền Nam, ví dụ như Giáo sư Võ Tòng Xuân. Tôi từng xắn quần cùng ông Kiệt lội xuống các cánh đồng ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long...
Ông thường ra tận ruộng hỏi bà con đang dùng giống lúa gì, làm thủy lợi ra sao. Tôi nhớ, có lần xuống một đìa tôm, ông đã lội xuống đầm, cùng bà con vớt từng con tôm. Bữa ấy, ông đã ở lại đìa tôm, nhậu tôm luộc, bàn về cách nuôi tôm như một lão nông.
Ông Võ Văn Kiệt, người được đánh giá là "kiến trúc sư của công cuộc đổi mới". Ảnh: PLTPHCM.
|
Quyết sách táo bạo nữa của ông Kiệt là việc xây dựng đường dây 500KV Bắc Nam. Đây là chủ trương có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí khi đưa ra Quốc hội có một vị tiến sĩ phản đối rằng, trên thế giới chẳng nước nào làm đường dây điện kéo dài hơn 1.000 km. Có người còn cho rằng, ông Kiệt là người miền Nam nên "thiên vị" đưa điện từ Bắc và Nam.
Nhưng ông kiên quyết bảo vệ quan điểm. Điều đó thể hiện sự quyết đoán dựa trên cơ sở tập hợp được trí tuệ của nhiều người, không phải là duy ý chí. Ông hỏi ý kiến chuyên gia và thấy rằng nếu làm lần lượt từng chặng thì không biết bao giờ mới xong. Thế là, dự án đồng loạt khởi công tại nhiều chặng, sau đó ráp nối với nhau. Ông ví cách làm đó là kiểu du kích, "đồng khởi", lấy kinh nghiệm từ trong chiến tranh.
Tôi từng cùng ông Kiệt đi kiểm tra các chặng đường dây, một số chặng phải leo lên những đỉnh núi cao vút. Ông bảo, phải xem anh em thi công làm sao, ăn uống thế nào... Kế hoạch xây dựng 4 năm nhưng dự án hoàn thành chỉ trong 2 năm. Công trình đường dây 500KV Bắc Nam gắn liền với tên tuổi của ông, chứng tỏ tầm chiến lược, dài hạn của một nhà lãnh đạo.
Ông Võ Văn Kiệt (áo sậm, ngoài cùng bên phải) trong chuyến kiểm tra đường dây 500KV tại miền Trung, năm 1992. Ảnh tư liệu |
Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014
Khởi công xây Khu lưu niệm giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa
Ngày 24/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức khởi công xây dựng Khu lưu niệm giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình.
Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo nhân dân địa phương cùng tham dự.
Giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, là một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là nhà trí thức yêu nước, nhà khoa học lớn, có uy tín cao, đã cống hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp khoa học Việt Nam, đặc biệt là khoa học quân sự.
Khu lưu niệm giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa được thiết kế xây dựng trên diện tích khoảng 16.000m2, theo lối không gian mở, thoáng mát, nhẹ nhàng, gần gũi, nhưng vẫn đảm bảo tính tôn nghiêm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Khu lưu niệm bao gồm các hạng mục chính như: Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phòng hội thảo, chiếu phim, sinh hoạt truyền thống, quảng trường… với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Diệp - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhấn mạnh Khu lưu niệm giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa là một công trình văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, mà còn giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng về tinh thần vượt khó, học giỏi, sáng tạo, hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa.
Song song với quá trình thi công, tỉnh Vĩnh Long phối hợp với các cơ quan, đơn vị và gia đình sưu tầm tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp của giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa để chuẩn bị trưng bày, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu tại khu lưu niệm.
Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015./.
Pham Minh Tuấn
Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo nhân dân địa phương cùng tham dự.
Giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, là một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là nhà trí thức yêu nước, nhà khoa học lớn, có uy tín cao, đã cống hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp khoa học Việt Nam, đặc biệt là khoa học quân sự.
Khu lưu niệm giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa được thiết kế xây dựng trên diện tích khoảng 16.000m2, theo lối không gian mở, thoáng mát, nhẹ nhàng, gần gũi, nhưng vẫn đảm bảo tính tôn nghiêm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Khu lưu niệm bao gồm các hạng mục chính như: Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phòng hội thảo, chiếu phim, sinh hoạt truyền thống, quảng trường… với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Diệp - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhấn mạnh Khu lưu niệm giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa là một công trình văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, mà còn giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng về tinh thần vượt khó, học giỏi, sáng tạo, hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa.
Song song với quá trình thi công, tỉnh Vĩnh Long phối hợp với các cơ quan, đơn vị và gia đình sưu tầm tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp của giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa để chuẩn bị trưng bày, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu tại khu lưu niệm.
Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015./.
Pham Minh Tuấn
Nguồn:http://www.vietnamplus.vn
Câu được cá chép vàng 10 kg ở Biển Hồ
Đang thư giãn ở Biển Hồ, một người đàn ông ở địa phương đã câu được con cá chép vàng nặng đến gần chục cân.
Chiều 31/12, anh Việt cùng bạn bè đi câu cá tại Biển Hồ (xã Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai) thì thấy cần bị lôi bằng một lực rất mạnh. Biết đã trúng cá lớn, anh cùng bạn bè quyết tâm kéo bằng được con cá lên bờ. Cả nhóm quá vui mừng khi thấy con cá chép vàng óng nặng gần 10 kg.
Con cá chép nặng gần 10 kg bị mắc câu. Ảnh: Tùy Phong
|
"Tôi sống ở đây mấy chục năm, từng thấy nhiều người câu trúng cá lớn nhưng chủ yếu là cá trắm, cá mè. Đặc biệt, có con cá mè nặng hơn 30 kg. Còn cá chép vàng to như thế này đây là lần đầu tiên tôi được thấy", ông Quách Trọng Hoan (74 tuổi, nhà sát bờ Biển Hồ) cho biết.
Theo VnExpress
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)